- Những người cấm kỵ tuyệt đối với tỏi, ăn có thể mất mạng
- Mỗi năm hơn 2000 trẻ em Việt Nam chết do đuối nước
- 'Làm' dạ dày mới cho cụ ông 88 tuổi tái phát ung thư sau ... 40 năm
- Vì sao Bộ Y tế lại đề nghị tạm thời dừng tăng viện phí?
- Số người mắc mới HIV đang giảm dần hàng năm
- Phát hiện thuốc điều trị viêm phổi, viêm đại tràng giả
Dấu hiệu của sốt xuất huyết khi thấy các triệu chứng sốt cao đột ngột liên tục 39-40 độ C, kéo dài 2-7 ngày, đau đầu, đau mình mẩy kèm các dấu hiệu phát ban, nổi hạch, da xung huyết, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chân răng, nên đến bệnh viện khám để xác định sớm xuất sốt huyết và điều trị kịp thời đúng bệnh.
Đối với phụ nữ mang thai, theo các BS cho biết bệnh sốt xuất huyết không dẫn tới dị dạng thai nhi. Tuy nhiên trong những hợp bị sốt xuất huyết nặng, xuất huyết nội tạng thì phụ nữ mang thai có nguy cơ bị sẩy thai hoặc đẻ non.
Các thuốc nhóm hạ sốt, giảm đau chống viêm
Trong nhóm này, Aspirin và Ibuprofen tuyệt đối không được dùng do có thể gây viêm dạ dày, giảm kết tụ tiểu cầu làm xuất huyết nặng thêm và hội chứng Reye ở trẻ em.
Paracetamol (Acetaminophen) là một thuốc được khuyến cáo sử dụng tương đối an toàn để hạ sốt trong sốt xuất huyết nhưng liều lượng cũng phải được tính toán kỹ theo lứa tuổi, không được sử dụng quá liều.
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh không được sử dụng trong sốt xuất huyết trừ trường hợp có biểu hiện nhiễm trùng hoặc có nguy cơ nhiễm trùng (như bệnh nhân nặng phải thở máy, bệnh nhân đang kèm viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu...).
Đối với trường hợp bắt buộc phải dùng kháng sinh, hết sức lưu ý các hoạt chất có thể làm giảm số lượng tiểu cầu (như Cetriaxone, Vancomycin, Sulfonamide). Khi sốt xuất huyết có biểu hiện suy gan, suy thận, các kháng sinh gây độc cho gan và thận phải được cân nhắc kỹ trước khi sử dụng như Amikacin, Ciprofloxacin...
Dịch truyền cần phải được sử dụng đúng và đủ trong sốt xuất huyết. Đối với bệnh nhân nhẹ (mức độ I, II) thì việc bù dịch không có gì phức tạp.
Nhưng đối với bệnh nhân có sốc, suy tạng thì phải hết sức chú ý như: khi bệnh nhân phù nhiều, việc truyền dung dịch đường 5% sẽ làm tăng phù do sau khi vào lòng mạch, lượng đường sẽ nhanh chóng bị tiêu thụ bởi insulin của cơ thể. Kết quả là từ dung dịch đẳng trương, đường 5% sẽ nhanh chóng trở thành... nhược trương và thoát rất nhanh vào khoảng kẽ.
Việc truyền dung dịch đường cũng có nguy cơ làm tăng CO2 máu, tăng lactate máu và làm tăng tổn thương não ở bệnh nhân có tổn thương não.
Corticoid
Corticoid không được sử dụng trong sốt xuất huyết do không được chứng minh là có hiệu quả mà thậm chí còn gây hại như tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Một số thuốc khác cũng có khả năng làm giảm tiểu cầu như thuốc giảm tiết dịch vị (Ranitidin, Cimetidin), lợi tiểu (Chlorothiazide, Hydrochlorothiazide) cũng nên tránh dùng cho bệnh nhân sốt xuất huyết.
Đối với phụ nữ mang thai, theo các BS cho biết bệnh sốt xuất huyết không dẫn tới dị dạng thai nhi. Tuy nhiên trong những hợp bị sốt xuất huyết nặng, xuất huyết nội tạng thì phụ nữ mang thai có nguy cơ bị sẩy thai hoặc đẻ non.
Các thuốc nhóm hạ sốt, giảm đau chống viêm
Trong nhóm này, Aspirin và Ibuprofen tuyệt đối không được dùng do có thể gây viêm dạ dày, giảm kết tụ tiểu cầu làm xuất huyết nặng thêm và hội chứng Reye ở trẻ em.
Paracetamol (Acetaminophen) là một thuốc được khuyến cáo sử dụng tương đối an toàn để hạ sốt trong sốt xuất huyết nhưng liều lượng cũng phải được tính toán kỹ theo lứa tuổi, không được sử dụng quá liều.
Khi bị sốt xuất huyết có một số loại thuốc bị chống chỉ định và một số thuốc phải được dùng thận trọng nếu không có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn hoặc tử vong. Ảnh minh hoạ: Internet
Nếu sử dụng quá liều hoặc trong một số trường hợp nhạy cảm, Paracetamol có thể gây tổn thương gan, làm nặng thêm rối loạn đông máu do suy giảm chức năng gan. Vì vậy, trước khi dùng thuốc hạ sốt nên kết hợp các biện pháp khác như chườm mát, nằm nơi thoáng đãng, bù đủ lượng dịch cho bệnh nhân để tăng hiệu quả hạ sốt của thuốc.Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh không được sử dụng trong sốt xuất huyết trừ trường hợp có biểu hiện nhiễm trùng hoặc có nguy cơ nhiễm trùng (như bệnh nhân nặng phải thở máy, bệnh nhân đang kèm viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu...).
Đối với trường hợp bắt buộc phải dùng kháng sinh, hết sức lưu ý các hoạt chất có thể làm giảm số lượng tiểu cầu (như Cetriaxone, Vancomycin, Sulfonamide). Khi sốt xuất huyết có biểu hiện suy gan, suy thận, các kháng sinh gây độc cho gan và thận phải được cân nhắc kỹ trước khi sử dụng như Amikacin, Ciprofloxacin...
Triệu chứng xuất huyết có thể xảy ra vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi nhiễm virus Dengue. Ảnh minh hoạ: Internet
Dịch truyềnDịch truyền cần phải được sử dụng đúng và đủ trong sốt xuất huyết. Đối với bệnh nhân nhẹ (mức độ I, II) thì việc bù dịch không có gì phức tạp.
Nhưng đối với bệnh nhân có sốc, suy tạng thì phải hết sức chú ý như: khi bệnh nhân phù nhiều, việc truyền dung dịch đường 5% sẽ làm tăng phù do sau khi vào lòng mạch, lượng đường sẽ nhanh chóng bị tiêu thụ bởi insulin của cơ thể. Kết quả là từ dung dịch đẳng trương, đường 5% sẽ nhanh chóng trở thành... nhược trương và thoát rất nhanh vào khoảng kẽ.
Việc truyền dung dịch đường cũng có nguy cơ làm tăng CO2 máu, tăng lactate máu và làm tăng tổn thương não ở bệnh nhân có tổn thương não.
Corticoid
Corticoid không được sử dụng trong sốt xuất huyết do không được chứng minh là có hiệu quả mà thậm chí còn gây hại như tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Một số thuốc khác cũng có khả năng làm giảm tiểu cầu như thuốc giảm tiết dịch vị (Ranitidin, Cimetidin), lợi tiểu (Chlorothiazide, Hydrochlorothiazide) cũng nên tránh dùng cho bệnh nhân sốt xuất huyết.
Triệu chứng xuất huyết có thể xảy ra vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi nhiễm virus Dengue. Tình trạng này kéo dài vài ngày, nhiều trường hợp nặng hơn có thể tới trên 2 tuần. Xuất huyết có thể gặp ở niêm mạc da hoặc trên nhiều vị trí của cơ thể. Với những biểu hiện như thế, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi ở nhà, không nên ra gió, không tắm nước lạnh. Việc vệ sinh cơ thể chỉ nên thực hiện bằng cách lau người bằng nước ấm, vì nước lạnh làm co mạch ở bề ngoài da nhưng lại làm giãn mạch bên trong nội tạng cơ thể, đây là một căn nguyên gây ra tử vong liên quan đến xuất huyết.
Nguồn Bài Viết: www.tienphong.vn/suc-khoe/nhung-loai-thuoc-uong-la-chet-khi-bi-sot-xuat-huyet-1421180.tpo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét